Hỏi đáp

Hỏi đáp
Hỏi đáp
Trang chủ Hỏi đáp
Câu hỏi 1: Đột quỵ là gì?

Đột quỵ não (tên cũ là tai biến mạch máu não) gồm có bệnh xuất huyết não và nhồi máu não. Xuất huyết não do mạch máu não bị vỡ; còn nhồi máu não do lấp mạch não làm phần não được nuôi dưỡng bởi phần mạch máu đó bị thiếu dinh dưỡng và thiếu ô xi gây hoại tử tế bào thần kinh (Nên còn gọi là nhũn não) hoặc có 1 mạch máu nhỏ nào đó bị tắc do cục máu đông, bọt khí ... làm tắc mạch não cũng gây nhồi máu não.

Câu hỏi 2: Những người nào hay bị đột quỵ não?
  • Đó là những người bị tăng huyết áp thường xuyên, người bị xơ vữa động mạch, người bị tăng mỡ máu, người cao tuổi...
  • Hoặc uống nhiều rượu bia rồi đi đường xa, tắm lạnh, lao lực, phòng dục.
  • Đột quỵ não cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi do dị dạng mạch máu não (như phình mạch), khi bị vỡ các phình mạch sẽ gây xuất huyết não.
Câu hỏi 3: Đột quỵ não xảy ra như thế nào ?
  • Xuất huyết não: đang sinh hoạt bình thường bỗng ngã ra đột ngột và vài phút sau thì hôn mê ngay;
  • Nhồi máu não: bỗng tự nhiên nói ngọng, khó tìm từ ngữ, cầm bát đũa rơi, yếu dần 1 bên người bao gồm cả chân lẫn tay, giảm tỉnh táo và nặng dần lên tiến triển hôn mê, liệt ½ thân, méo mồm nhưng mắt vẫn nhắm được cả 2 bên. Nếu có ngọng, câm thì liệt bên phải và ngược lại, trừ trường hợp thuận tay trái.
  • Tắc mạch máu não: liệt khu trú tức thì, tức là chỉ liệt 1 tay hoặc 1 chân, toàn thân vẫn bình thường và đầu óc vẫn tỉnh táo.
Câu hỏi 4: Làm thế nào để kiểm tra các đối tượng có nguy cơ đột quỵ?

Thử nghiệm FAST ( nhanh chóng) sẽ là bài kiểm tra giúp phát hiện các triệu chứng đột quỵ:

 

  • Khuôn mặt ( Face): Bảo bệnh nhân nói hoặc cười, quan sát thấy 1 bên khóe miệng xệ xuống so với 1 bên còn lại.
  • Cánh tay ( Arms): Bảo bệnh nhân giơ cả 2 tay lên, kiểm tra xem nếu không giữ được tay để tay rơi xuống .
  • Lời nói ( Speech): Bảo bệnh nhân nói và lặp lại vài câu đơn giản. Quan sát xem có nói lắp, nói ngọng hay nói khó hiểu.

Khi bệnh nhân có 1 trong 3 dấu hiệu bất thường ở trên thì chúng ta phải nghi ngờ đột quỵ. Nếu có cả 3 triệu chứng trên thì nguy cơ đột quỵ là rất cao.

  • Thời gian ( Time): Thời gian rất quan trọng. Đối với bệnh nhân đột quỵ, thời gian của họ được tính bằng giây. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên hãy liên hệ 115 hoặc người nhà đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Câu hỏi 5: Trong lúc chờ nhân viên y tế đến, Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại chỗ như thế nào:

1

Khi xảy ra đột quỵ thì thái độ ứng xử thế nào ?

  • Bình tĩnh, không bấn loạn nhẹ nhàng đưa bệnh nhân lên giường hoặc mặt phẳng, nới lỏng quần áo, đắp chăn nhẹ, không xoa bóp dầu nóng, dùng khăn hoặc vải sạch móc hết đờm dãi nếu có, đặt người bệnh nằm nghiêng, không cho ăn uống bất cứ thứ gì vì có thể làm tắc nghẽn đường thở, không chích lễ, châm cứu bấm huyệt, ghi lại triệu chứng người bệnh

Quan sát có chảy máu không?

Sợ mạch máu nếu bệnh nhân hôn mê xem có còn mạch đập không nếu có chuyên môn.

  • Không vận chuyển đi bệnh viện ngay. Nếu đi ngay, trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não chưa đủ thời gian tạo thành cục máu đông nút chỗ vỡ thì sẽ chảy máu thêm và tử vong trong quá trình vận chuyển.
  • Sau 30 phút mới cho lên xe cứu thương, dặn lái xe chạy thật chậm êm để đưa tới bệnh viện, vì nếu chạy nhanh rung xóc nhiều cục máu đông nút chỗ vỡ có thể bong ra gây chảy máu lại.
Câu hỏi 6:Phòng bệnh đột quỵ não thế nào ?

  • Thăm khám định kỳ, luôn tuân thủ ý kiến bác sỹ, uống thuốc đều đặn theo đơn. Có số máy của Bác sỹ dán ở chỗ dễ thấy, phòng khi đột ngột thì để con cháu biết mà gọi hỗ trợ, chỉ dẫn.
  • Sinh hoạt lành mạnh, ăn chớm no thì dừng, ăn nhiều rau ít thịt, cố gắng ăn nhạt hơn, đặc biệt nên ăn rau cần xào tỏi, nghệ vàng kho đậu phụ, hằng ngày nên uống trà hoa hòe, trà cỏ nhọ nồi, hoa kinh giới, lá cây Bùng bục ... để tăng sức bền thành mạch máu; rượu uống mỗi hôm 25-30ml có tác dụng phòng đột quỵ, đặc biệt là rượu vang nho.
  • Luyện tập: Không tập tành như thanh niên, hạn chế chơi thể thao đối kháng như tennis, cầu lông, bóng đá ... chỉ chơi những môn nhẹ như bóng chuyền hơi, đi bộ, tập thể dục, bơi lội.
  • Các môn pháp luân công, Thái cực quyền, Yoga, đi bộ ... đều có lợi nhưng không được quá sức, hơi mệt nghỉ ngay, không cố. Cần cân nhắc khi tham gia môn chạy đường dài trên 1 km.
  • Khối lượng tập chỉ cần bằng 1/3 thanh niên như chia làm nhiều thời lượng khác nhau trong ngày.
  • Không uống rượu say rồi sinh hoạt tình dục, không quan hệ tình dục trong khoảng 12 giờ trưa và 12 giờ đêm; các loại thuốc cường dương giảm huyết áp thì có thể lựa dùng, cường dương gây tăng huyết áp như Pau de cabinda nguồn gốc Nam phi thì cấm kỵ.
  • Câu hỏi câu 5: Điều trị khẩn cấp trong đột quỵ như thế nào?
  • Đối với tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ, điều trị khẩn cấp tập trung vào dùng thuốc để phục hồi lưu lượng máu. Một loại thuốc tiêu huyết khối mang lại hiệu quả cao trong việc làm tan cục máu đông vfa làm giảm tổn thương lâu dài cho bệnh nhân. Việc dùng các thuốc tiêu huyết khối phải càng nhanh càng tốt, dùng nhanh trong vòng 3h đầu và chậm hơn 4,5 giờ sau khi xảy ra. Đột quỵ xuất huyết khó điều trị hơn, bác sĩ cần kiểm soát huyết áp bệnh nhân, làm ngưng xuất huyết và phù não.
Câu hỏi 7: Khi tôi đang nằm viện và được chẩn đoán nguyên nhân gây đột quỵ do nhồi máu não, tắc mạch não thì có dùng Yên cung tĩnh tâm đan được không?

Trường hợp sau cấp cứu đã xác định được nguyên nhân: chỉ dùng cho nhồi máu não hoặc tắc mạch não đã hình thành cục máu đông vì vậy khi bệnh nhân đã xác định được đột quỵ do nhồi máu não, tắc mạch não cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ trong sử dụng ; liều mỗi ngày 15 ml liên tục, nếu có chuyển biến tốt thì dùng tiếp – có thể uống hoặc bơm qua sonde.

Câu hỏi 15: Thế nào là tập chuyển tư thế ?
  • Là tập tự mình thay đổi tư thế từ nằm ngửa chuyển nằm nghiêng bên liệt rồi bên lành thuần thục, sau đó chuyển nằm sấp – ngửa;

Tự mình chuyển tư thế từ nằm sang ngồi và từ ngồi sang nằm;

  • Tự mình chuyển tư thế từ ngồi sang đứng vững được và ngược lại từ đang đứng mà ngồi được.
  • Lời khuyên: Đây là giai đoạn quyết định việc luyện tập phục hồi có thành công hay không, phần lớn thất bại trong phục hồi đều do nôn nóng bỏ qua giai đoạn này.

Câu hỏi 16: Thế nào là tập chuyển vị trí ?
  • Là tập tự mình di chuyển từ điểm A đến điểm B sang tới điểm C ban đầu là có hỗ trợ bằng con người và công cụ, sau đó phải tự mình di chuyển.
  • Điều kiện tiên quyết: chỉ khi nào tự đứng vững được mới chuyển sang tập

chuyển vị trí.

  • Nhắc lại: Mọi thất bại đều do nôn nóng khi chưa hoàn thành chương trình tập chuyển tư thế.

Khuyến cáo: Nếu chỉ liệt nhẹ thể chất tốt thì uống bài: Bổ dương hoàn ngũ thang; thể chất kém thì dùng bài Đại tần giao thang. (tra cứu trên mạng).

Câu hỏi 17: Thế nào là tự phục hồi sinh hoạt đơn giản ?

Người bệnh phải tự cầm bát thìa, tự xúc ăn, sau  đó  tự  chùi  mồm,  mép,  tự  súc

miệng, uống nước, đánh răng và rửa mặt.

  • Phải tự đi tiểu tiện và đại tiện, sau đó tự vệ sinh được khu tầng sinh môn bằng nước và thấm khô sạch sẽ vùng này.
  • Phải tự lên giường đi ngủ và sau ngủ tự có khả năng dậy khi thức.
  • Tự cởi và mặc áo là sinh hoạt đơn giản nhưng mặc quần, cởi quần, đóng khuy quần áo là dạng thứ hoạt động tinh vi, phức tạp – giai đoạn đầu cần người hỗ trợ. Khuyến cáo: Nếu có tình trạng ỉa đái không  tự  chủ  thì  uống  bài  thuốc:  Địa

hoàng ẩm tử (tra cứu trên mạng).

Câu hỏi 18: Thế nào là phục hồi lao động đơn giản ?
  • Tự quét nhà, sắp xếp đồ trên bàn, dọn dẹp, đổ rác, cho quần áo vào máy giặt, bấm nút vận hành máy, sử dụng máy hút bụi, kiểm tra không gian sống ...
  • Tự đóng mở cổng, đóng mở cửa, đóng mở cửa buồng, mở đóng cửa sổ,
  • Kiểm tra và tự bày thức ăn, nấu món đơn giản, rửa bát, xếp bát đĩa ...

Khuyến cáo: Ở giai đoạn này nên dừng mọi loại thuốc trừ việc phòng tái đột quỵ và kiểm soát huyết áp, tiểu đường, mạch vành.

Câu hỏi 19: Thế nào là Phục hồi sinh hoạt lao động như bình thường ?
  • Tái tập lại những thói quen trước đó, đọc sách, viết sách, đi chợ, mua bán, kiểm soát tiền bạc, đánh cờ ... và các thói quen lao động sinh hoạt đã hình thành nhiều năm trước.
  • Tái lập công việc tạo ra sản phẩm trí tuệ, chân tay để có sản phẩm cuối cùng cân đong đo đếm được, định lượng được.
  • Giai đoạn này thường kéo dài sau đột quỵ 2-3 năm, ổn đinh dần trong những năm tiếp theo.
Câu hỏi 20: Thế nào là Tái hòa nhập sinh hoạt cộng đồng về thể chất và tâm thần?
  • Đây là giai đoạn cuối của quá trình phục hồi, là kết quả cao nhất của mọi sự nỗ lực trong giao thức thầy thuốc – bệnh nhân.
  • Cần bỏ đi 1 số thói quen xấu, hình thành thói quen mới tốt cho sức khỏe;
  • Thảo luận với thầy thuốc 1 chiến lược sức khỏe toàn diện cho trước mắt và lâu dài dưới hình thức điều dưỡng, ăn uống và hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào thuốc. Kiểm soát các bệnh mạn tính không lây chủ yếu bằng chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi, làm việc và bài tập thể dục nhẹ ...
  • Thực hiện nốt các ước muốn của cuộc sống cá nhân ...

 

Câu hỏi 20: Các bước luyện tập sau liệt ½ thân do đột quỵ não thế nào ?

Luyện tập cần tuân thủ 6 bước này kèm theo ý chí khát khao phục hồi, nếu không sẽ luôn thất bại :

  1. Tập chuyển tư thế;
  2. Chuyển vị trí;
  3. Phục hồi tự sinh hoạt đơn giản;
  4. Phục hồi lao động đơn giản.
  5. Phục hồi sinh hoạt lao động như bình thường.
  6. Tái hòa nhập sinh hoạt cộng đồng về thể chất và tâm thần.

 

Hotline tư vấn: 0986979113